Người Việt tin rằng, hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Người Việt tin rằng, hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc, và mọi việc xảy ra trong gia đình gia chủ với Ngọc Hoàng. Đến Giao thừa, Táo quân trở lại hạ giới để tiếp tục công việc của mình.

Từ ngày xửa ngày xưa, khi con người vẫn còn sống theo lối du mục, rồi định cư trồng lúa, làm nương, tức là lúc con người biết nấu nướng, làm chín thức ăn, con người đã tin rằng luôn có một ba vị thần bếp canh giữ, và ban may mắn cho gia đình. Vị thần bếp đó chính là ba vị Táo Quân, vật biểu tượng là chính là chiếc kiềng ba chân tượng trưng cho 2 ông, 1 bà Táo Quân. Phong tục cúng ông Táo chính là một trong những phong tục lâu đời của người dân Việt Nam.

cá phóng sinh ông táo

Táo quân chầu trời báo cáo cả năm

Vì Táo Quân quanh nằm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện xảy ra, dù chuyện tốt hay chuyện dở. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.

Về trời, các Táo sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều đã xảy ra năm vừa qua với gia chủ và gia đình. Chuyện hay chuyện dở, chuyện tốt và chuyện xấu đều sẽ được báo cáo lên trời. Chính vì thế mà người Việt sẽ tổ chức một lễ cúng Táo quân lên chầu trời.

Cá chép đưa ông Táo về trời

Cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.

Ngoài ra phóng sinh ngày Tết ông Công ông Táo cũng mang ý nghĩa phóng sinh, là một phong tục cực kỳ ý nghĩa dịp Tết đến xuân về.

Cá chép được thả ra sông hay ra ao với ngụ ý “cá hóa long” đưa Táo Quân chầu trời.

Phóng sinh cá chép cũng là thế hiện ước muốn năm mới nhiều hy vọng và niềm vui, sự từ bi, an lành trong năm mới.

Thả cá phóng sinh

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam. Nhưng hiện nay, một bộ phận người dân không có ý thức khi phóng sinh cá chép đã để lại túi nilon ngay trên bờ hay tại ao hồ, gây ra mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, mỗi người trong chúng ta hãy thật sự có ý thức khi thực hiện những phong tục cổ truyền để những phong tục này thực sự đẹp, ý nghĩa và mãi lưu truyền.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

cúng ông táo sự tích ông táo văn khấn ông táo ông táo


sao tuần triệt tông phái Phật giáo Giai mã giấc mơ Treo tranh phong thuỷ bai hoc cách hóa giải tình duyên Van khan khai truong Hội Đình Trúc Tay tại Bắc Giang con giáp đào hoa nhất dịp Thất Tịch cúng tuần 49 ngày đặt gương đúng cách cách cải tạo nhà cũ Hội Đánh Pháo Đất tại Hải Phòng giac mo mơ thấy bố mẹ mẹo tâm linh tránh ma 12 Cung Hoàng Đạo nốt ruồi trên cơ thể Lá số tử vi ngũ hành trong phong thủy nhà ở con bò ngựa Tam hợp tứ hành xung Đoán trúng Con giáp nào sinh ra là để làm sếp ba hồn bảy vía Ngày vía Quan Âm bói bài tarot xem tình yêu của bạn có bảng đà la xem bói ấn đường tháng 2 cách thắp hương Mão Hội Đền Cuối ở Gia Lộc Cách đàn bà đa phu nhiều chồng trong Thị Nở Chí Phèo bảo bình và thiên bình có hợp nhau nữ quái các sao hóa giải phong thủy cho bà bầu Hội Làng Tả Thanh Oai Ä an che chồng tuổi sửu vợ tuổi mùi tướng pháp phụ nữ phần 1 TS song tử bí Ẩn thủy tinh giáng